Quản trị kinh doanh và xây dựng chiến lược
cho doanh nghiệp là những công việc cần thiết cho bất ký công ty nào. Để xây dựng
một thương hiệu thành công bạn cần có kế hoạch kinh doanh hiệu quả với các chiến
lược cụ thể, thực tế và có thể thực hiện được. Vậy, những gợi ý nào để bạn làm
tốt công việc này?
Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh |
1. Xác định hai yếu tố cơ bản để xây dựng
lợi thế cạnh tranh
- Tài sản chiến lược bạn có là gì?
- Năng lực cốt lõi của bạn là gì?
Từ đó kết hợp 2 yếu tố đó để xây dựng lợi
thế cạnh tranh cho chính mình.
Ví dụ, tôi có 1 công ty sản xuất rượu van.
Tôi sở hữu bí quyết làm rượu gia truyền được nghiên cứu rất kỹ mà gia đình để lại.
Loại rượu này rất có lợi cho sức khỏe, uống rất ngon, có mùi vị đặc trưng. Bí
quyết này được xem như là một tài sản chiến lược mà bạn có được.
Và tôi có một khả năng là xây dựng được
mối quan hệ gần gũi với người trồng nho. Tôi luôn thân thiện và tạo điều kiện tốt
nhất giúp người dân có được năng suất cao và giúp họ ổn định đầu ra. Tôi còn
cung cấp cho họ giống cây trồng tốt, đảm bảo chất lượng sản phẩm, giúp họ yên
tâm và tin tưởng cung cấp sản phẩm lâu dài cho tôi. Kết hợp vào đó, tôi sở hữu
một bộ phận nghiên cứu sản phẩm ăn ý. Bộ phận này là sự kết hợp giữa các kỹ sư
nghiên cứu sinh học và nhân viên điều tra thị trường. Bộ phận được làm việc bởi
những thành viên là những người đã từng học tập và làm việc cùng nhau. Tôi cũng đã
định hướng bộ phận đưa ra sản phẩm phải hướng đến người tiêu dùng. Và tôi biết
cách điều phối công việc và giúp bộ phận này hiểu rõ về mục tiêu, công việc của
những thành viên. Do đó, họ có thể làm việc một cách hợp lý và đúng nhu cầu thị
trường. Vậy, năng lực cốt lõi ở đây là khả năng tương tác của doanh nghiệp tôi
và người nông dân để có một đầu vào ổn định có chất lượng, tôi cũng đã xây dựng
được 1 đội ngũ làm việc tốt với định hướng thị trường.
So với các công ty nhập khẩu rượu van,
tôi đã tạo dựng được một lợi thế cạnh tranh bền vững đó là khả năng cung cấp sản
phẩm ra thị trường một cách ổn định, chất lượng đảm bảo và quan trọng là phù hợp
với nhu cầu người tiêu dùng. Do tôi sản xuất trong nước, nên chi phí rẻ hơn, có
sự chọn lọc đối tượng. Còn những cửa hàng nhập khẩu, chi phí của họ cao hơn, khả
năng đáp ứng chậm hơn, họ phụ thuộc vào nhà cung cấp nên năng lực cạnh
tranh thấp hơn. Nếu làm tốt khâu phân phối, sản phẩm
của tôi sẽ tiêu thụ mạnh hơn so với đối thủ của mình.
2. Xác định Chiến lược kinh doanh sẽ
theo đuổi
Ngoài 2 yếu tố là xác định được năng lực
cốt lõi và tài sản chiến lược. Bạn cần phẩn cho mình một định hướng về sản phẩm
rõ ràng. Hiện tại các chiến lược bạn có thể sử dụng để phát triển công ty là:
+ Tập trung thị trường: Khi qui mô và
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bạn thấp. Sản phẩm bạn chọn sẽ là một phân
khúc thị trường mà đối thủ bỏ ngỏ hoặc chưa đáp ứng tốt
+ Chiến lược khác biệt hóa: Là việc bạn
tạo ra những sản phẩm độc đáo, có đặc trưng riêng của doanh nghiệp. Đối với việc
theo đổi chiến lược khác biệt, bạn cần có sự đầu tư cho nghiên cứu và phát triển,
năng lực công ty phải tương đối tốt vì chi phí để khác biệt khá cao.
+ Chiến lược chi phí thấp: Là việc sản
xuất số lượng lớn với việc áp dụng tính kinh tế theo qui mô. Qua đó, bạn có thể
là nhà dẫn đạo chi phí, cung cấp những sản phẩm giá rẻ, lợi nhuận thất nhưng với
số lượng lớn bạn sẽ có tổng lợi nhuận cao. Việc theo đuổi chiến lược này đòi hỏi
quy mô kinh doanh phải lớn, phải có sự đầu tư nhiều cho công nghệ.
Trên đây là những yếu tố cơ bản và ngắn
gọn nhất để bạn xây dựng một chiến lược kinh doanh hiệu quả. Ngoài ra, còn nhiều
nhân tố khác ảnh hưởng trong quá trình kinh doanh và thực hiện. Tuy nhiên, các
vấn đề trên khi bạn đã giải quyết được, thì chiến lược của bạn có tính khả thi
cao.
Chúc bạn có nhiều thông tin hữu ích
Nguồn: www.ikhampha.com
Không có nhận xét nào: