Scrolling box

i Khám Phá

i khám phá
» » » » Ngưỡng Kháng cự và hỗ trợ trong phân tích chứng khoán

Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự là những mức giá quan trọng mà tại đó bạn sẽ quyết định nên mua hay bán chứng khoán. Đây được xem là một trong những vấn đề cơ bản đại diện cho mối quan hệ cung – cầu trên thị trường. Xoay quanh việc phân tích kỹ thuật, thì cuối cùng bạn cũng phải xác định cho được 2 ngưỡng này. Bài viết này sẽ chia sẽ những thông tin cần thiết giúp bạn hiểu và có thể xác định những ngưỡng này bằng các công cụ có trong Amibroker.
1. Vậy ngưỡng kháng cự là gì?
Là mức giá mà tại đó người bán sẵn sàng bán ra cổ phiếu vì ở đó giá khó có thể tăng thêm được nữa. Khi giá tăng đến mức kháng cự thì lượng cung về cổ phiếu sẽ lớn hơn cầu cổ nên xu hướng giảm giá là điều rất dễ có thể xảy ra.
Ngưỡng kháng cự không phải luôn ở mức ổn định mà sẽ thay đổi theo thời gian tại thời điểm cụ thế. Nếu lượng người muốn mua cổ phiếu ở mức giá đó quá lớn, mức kháng cự được xác lập trước đó có thể bị phá vỡ và xác được xác định một mức kháng cự mới. Do đó khi phân tích cần xem xét nhiều yếu tố như: thông tin về cổ phiếu, khối lượng giao dịch tại thời điểm xác định ngưỡng…
2. Ngưỡng hỗ trợ là gì?
Là mức giá mà tại đó người mua sẵn sàng mua vì giá khó có thể giảm mạnh được nữa. Khi giá giảm đến mức hỗ trợ thì lượng cầu về cổ phiếu lớn hơn cung cổ phiếu nên xu hướng tăng giá là điều rất dễ có thể xảy ra.
Ngưỡng hỗ trợ cũng không phải luôn ở mức ổn định mà sẽ thay đổi theo thời gian tại thời điểm cụ thế. Khi lượng người muốn bán cổ phiếu ở mức giá đó quá cao, mức hỗ trợ được xác lập có thể bị xuyên thủng. Bạn cũng sẽ phải xem xét nhiều yếu tố như: thông tin về cổ phiếu, khối lượng giao dịch tại thời điểm xác định ngưỡng… để quyết định có mua cổ phiếu tại mức giá đó không.
3. Cách xác định
Để xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự ta sẽ dùng các công cụ sau:
- Công cụ đường thẳng
- Vẽ Finonaci
- Vẽ các đường MA 15, 50, 100
- Tìm điểm Bollinger trên và Bollinger dưới
Đôi khi bạn chỉ cần 1 công cụ, nhưng đôi khi bạn cũng cần sử dụng kết hợp tất cả vào việc phân tích. Nếu bạn muốn chắn chắn hơn trong việc xác định nên mua hay bán tại các ngưỡng, bạn cần sử dụng them các chỉ số như: ADX, MACD, RSI, Stockhastic và khối lượng (volume) để tăng mức độ tin cậy khi phân tích.
3.1. Xác định ngưỡng kháng cự và hỗ trợ trong khi cổ phiếu sideway:
Khi cổ phiếu sideway thì thời điểm này tương đối lý tưởng để bạn mua – bán chứng khoán. Vì thông thường sau giai đoạn sideway chứng khoán sẽ tăng mạnh hoặc giảm mạnh.
Việc xác định ngưỡng hợ và kháng cự ở giai đoạn này rất đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng công cụ đường thẳng, kết hợp vào đó là chọn khoảng thời gian chứng khoán đã sideway để xác định. Mức giá cao nhất trong suốt khoảng thời gian phân tích chính là ngưỡng kháng cự. Và ngược lại,mức giá thấp nhất trong khoản thời gian sideway điểm hỗ trợ.
3.2. Xác định ngưỡng kháng cự và hỗ trợ trong khi cổ phiếu Uptrend:
Khi cổ phiếu đang trong giai đoạn uptrend thì việc mua bán chứng khoán sẽ rất thuận lợi. Tuy nhiên, bạn phải biết cách xác định hỗ trợ và kháng cự để tối đa hóa lợi nhuận, vì không phải lúc nào uptrend bạn cũng mua bán có lời.
Bạn cũng sẽ sử dụng công cụ đường thẳng để vẽ ra đường xu hướng trên và đường xu hướng dưới. Đường xu hướng trên là đường thẳng đi qua nhiều điểm giá cao nhất và không có mức giá nào vượt qua đường xu hướng này. Đường xu hướng dưới cũng được xác định tương tự là đường thẳng nối các điểm có mức giá thấp nhất đi qua nhiều điểm nhất. Những điểm nằm tiệm cận hoặc xác với đường xu hướng trên chính là mức kháng cự, còn những điểm nằm gần đường xu hướng dưới được cho là điểm hỗ trợ.
Những điểm L1, L2, L3 chính là các ngưỡng hỗ trợ. Còn những điểm H1, H2, H3 chính là ngưỡng kháng cự.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng dải Bollingerđường trung bình (MA) trong trường hợp này để xác định ngưỡng kháng cự và hỗ trợ. Theo đó, những điểm nằm gần với dải bollinger trên được xem như là mức kháng cự và ngược lại. Đối với đường trung bình thì nếu giá cổ phiếu đang ở trên đường MA thì đường MA chính là đường hỗ trợ, ta cũng xác định tương tự khi giá nằm phía dưới dường MA thì đường MA chính là mức kháng cự.
3.3. Xác định ngưỡng kháng cự và hỗ trợ trong khi cổ phiếu Dowtrend:
Công cụ và các xác định ngưỡng kháng cự khi cổ phiếu downtrend cũng tương tự như uptrend. Sau khi xác định được xu hướng bằng công cụ đường thẳng, những điểm nằm gần sát hoặc tại đường xu hướng trên sẽ là ngưỡng kháng cự và những điểm nằm gần hoặc sát đường xu hướng dưới sẽ là ngưỡng hỗ trợ.
Ngoài ra, bạn nên dùng thêm Fibonaci, tại các mức 50% và 38.2% được xem là những mức kháng cự hay hỗ trợ mạnh nhất. Bạn cũng có thể sử dụng các đường MA 50,100 để tìm ngưỡng hỗ trợ hay kháng cự trong trường hợp này. Khi thị trường trong downtrend, bạn nên kết hợp những công cụ nói trên để đạt được độ chính xác cao nhất. Những điểm được tạo ra là những đường giao giữa các đường xu hướng, MA hoặc fibonaci với nhau thì càng có mức độ tin cậy cao.
Chúc các bạn có những thông tin hữu ích phục vụ cho việc phân tích kỹ thuật qua bài viết: Ngưỡng kháng cự và hỗ trợ trong phân tích chứng khoán.

Nguồn: www.ikhampha.com
DMCA.com Protection Status

Bạn Đang Xem: Ngưỡng Kháng cự và hỗ trợ trong phân tích chứng khoán

Ngưỡng Kháng cự và hỗ trợ trong phân tích chứng khoán
Hi there! Hãy cùng chia sẻ và khám phá kiến thức vô tận của cuộc sống. Bạn có thể gửi bài viết vào mail: admin@ikhampha.com.
Nhấn Like hoặc Share nếu bạn thấy thông tin này hữu ích. Cảm ơn!
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply