Hiện
nay có rất ít trang web hướng dẫn sử dụng Amibroker cho nhà đầu tư mới có thể
tìm hiểu. Đây là một công cụ rất hữu ích nhưng đối với những người chưa biết
dùng thì quả thật là 1 diều khó khăn. Hôm nay, I Khám Phá sẽ giúp bạn – những
người yêu thích chứng khoán biết cách sử dụng phần mềm này như thế nào. Hãy
cùng tìm hiểu nhé.
Sau
khi bạn đã cài đặt Amibroker thành công. Bạn tiếp tục đến với công đoạn
làm việc với phầm mềm này. Bạn sẽ thực
hiện các bác như sau:
1.
Làm quen với giao diện
Màn hình hiển thị Amibroker |
(1) Màn hình chính:
Khu vực hiển thị các thông tin quan trọng như: Giá (thể hiện bằng cây nến nhật
bản), Dải bolinger, đường trung bình… và nhiều thông tin quan trọng khác khi đi
sâu vào nghiên cứu
(2) Khu vực khối lượng
(Volume) dữ liệu khối lượng giao dịch chứng khoán đã được mua bán theo ngày. Ngoài hiển thị khối lượng, khu vực này có thể hiển thị những chỉ số khác như MACD, ADX, RSI... Chúng ta cũng có thể hiển thị tất cả các chỉ số này 1 lúc tại khu vực này bằng cách thêm - bớt được hướng dẫn ở mục 3 (Thêm bớt Chart) nhằm giúp việc phân tích được thuận tiện.
(3) Khu vực nhập mã chứng khoán cần
phân tích: Nếu bạn muốn phân tích công ty Hoàng Anh Gia Lai (mã cổ phiếu HAG),
bạn chỉ cần nhập 3 ký tự của cổ phiếu đó vào ô này.
(4) Khu vực thanh công cụ: Hiển
thị tất cả các công cụ cần thiết để vẽ và phân tích biểu đồ. Khu vực này có chứa
các công cụ quan trọng như: Thanh đường thẳng để vẽ xu hướng, các dạng Fibonaci
hay dùng, điều chỉnh to nhỏ biểu đồ tùy ý được thể hiện bằng dấu (+) hoặc (-)… và các công cụ vẽ hĩnh khác như:
mũi tên, hình tròn, hình vuông dùng để đánh dấu vùng giá cần phân tích. Khi sử
dụng thành thạo, bạn có thể kéo và sửa vị trí thanh công cụ này ở vị trí tùy ý.
* Lưu ý: Để vẽ đường xu hướng hay các Fibonaci, bạn
kích chọn vào biểu tượng cụ thể rồi vẽ trực tiếp và vùng (1) giống như dùng
Corel hay Paint trong window vậy.
(5) Vùng hiển thị giá cụ thể: Có
phân chia theo từng khung bậc giá, bạn có thể biết giá bạn đang phân tích nằm ở
đâu khi nhìn sang khu vực 5 này
(6) Vùng hiển thị khối lượng bằng số: Số
lượng cổ phiếu mua bán được thể hiện ở khu vực này. Khu vực này cũng có thể hiển
thị các chỉ số cơ bản khi chúng ta chèn một công cụ cần phân tích vào đây. VD:
RSi, ADX, MACD…
Ngoài
ra, dưới khu vực 2 có các sheet tương tự như trong Excel, giúp bạn có thể tạo nhiều
bảng theo dõi chỉ số lớn hơn cho 1 cổ phiếu.
2. Điều
chỉnh thanh chức năng bên trái
Khu vực khoan đỏ của hình bên dưới là thanh chức năng rất
quan trọng, hay được sử dụng.
Vùng chức năng quan trọng trong Amibroker |
Chúng
ta có thể thêm các biểu đồ (chart), dựng các mẫu (layout)… bằng cách
Vào Window -> tick chọn Chart và Layout.
Màn
hình sẽ hiển thị như hình phía trên.
3. Thêm
bớt chart
Chart
là gì: Là các biểu đồ về chỉ số như: Giá (price), Khối lượng (volune), các chỉ
số RSI,
ADX, đường trung bình (MA)… Qua đó chúng ta có thể theo dõi
được vùng giá mua bán hợp lý.
Những
chart cơ bản cần thêm:
3.1.
Price:
Là đồ
thị về giá của chứng khoán, được thể
hiện bằng hình cây nến Nhật Bản (Nến xanh là giá tăng, nến đỏ là giá giảm). Thể hiện các
mức giá mà cổ phiếu dao động trong 1 phiên, nhiều cây nến tạo thành biểu đồ giá
qua các năm và tháng.
Muốn
thêm Price bạn vào Basic
chart, kích đúp vào Price
hoặc kéo thả ra vùng bạn muốn hiển thị.
* Lưu
ý: Nếu bạn không muốn 1 vùng phân tích nào đó hiểu thị, bạn click chuột phải vào vùng đó,
chọn close.
3.2.
Volume:
Là đồ
thị về khối lượng giao dịch của cổ phiếu, được thể hiện bằng hình trụ (Hình trụ
xanh thể hiện giá tăng). Thể hiện số lượng cổ phiếu được giao dịch trong một
phiên giao dịch, nhiều hình trụ liên tục tạo thành biểu đồ khối lượng theo tháng năm.
Muốn
thêm Volume, bạn vào Basic
chart, kích đúp chọn Volume
hoặc kéo thẻ ra vùng bạn muốn hiển thị.
3.3.
Bollinger Bands
Là đồ
thị đám mây được tính toán theo công thức phức tạp. Đây là 1 chỉ số kỹ thuật
dùng để xác định ngưỡng kháng cự và hỗ trợ cũng khá hiệu quả.
Muốn thêm Bollinger Bands, bạn vào Bands,
kích đúp chọn Bollinger
Bands hoặc kéo thẻ ra vùng bạn muốn hiển thị.
*
Lưu ý: Bollinger Bands thường chỉ sử dụng cho đồ thị Price(đồ thị giá), nên chỉ kéo thả vào khu vực
có chứa đồ thị giá. Không nên kéo thả vào khối lượng hay các chỉ số khác
3.4.
Các đường trung bình (MA)
Là đồ
thị thể hiện giá trung bình ở số lượng phiên được chọn. Nhà đầu tư thường dùng
MA 25 (tức giá trung bình qua 25 phiên dùng cho phân tích ngắn hạn), MA 50 dùng
cho phân tích trung hạn, MA 100 và 200 cho phân tích dài hạn.
Muốn
thêm các đường MA, bạn vào Chart
-> Average ->
MA – Simple Moving Average
rồi kéo thẻ ra vùng bạn muốn hiển thị.
Lưu
ý: Màn hình sẽ hiển thị lên bản hội thoại, bạn chọn điều chỉnh một số thông tin
như sau:
- Periods: chọn số phiên tích
giá trung bình (25 phiên cho ngắn hạn, 50 cho trung hạn…)
- Color: Màu đường MA muốn hiển
thị
- Style: Nét đứt, nét đậm, ẩn
hiện…
4. Thêm
bớt Indicators
Indicators
là các chỉ số quan trọng được sử dụng trong phân tích kỹ thuật nhằm cho tín hiệu mua bán, tích cực hay tiêu cực bao gồm các chỉ số:
MACD, ADX, RSI, Stochastic %D và %K…
4.1.
MACD:
Muốn
thêm đường MACD, bạn vào Chart
-> Indicators ->
MACD (Moving Average
Convergence Divergence) rồi kích đúp chuột để theo dõi dưới vùng hiển thị
giá.
Là đồ
thị thể hiện tín hiệu mua bán rất hữu ích. Bao gồm 2 đường Signal và MACD.
4.1.
ADX, RSI, Stochastic:
Cũng
là những chỉ số phân tích kỹ thuật quan trọng. Bạn chỉ cần làm tương tự như MACD
để chèn vào khu vực đang phân tích.
*
Lưu ý:
- Bạn
có thể tạo 1 biểu đồ giá với nhiều chỉ số Indicators để tiện theo dõi và tổng hợp hỗ trợ
phân tích tổng quan
- Bạn
cũng có thể tạo thêm nhiều biểu đồ giá với từng chỉ số Indicators riêng biệt ở mỗi sheet để theo
dõi cho rõ hơn.
5.
Lưu mẫu thường dùng
Bạn
đã chọn được biểu đồ như ý và đang làm việc với cổ phiếu cần phân tích. Nhưng khi tắt và bật phần mềm lên bạn muốn tiếp tục
với biểu đồ đang sử dụng, và những thao tác đang dùng không thay đổi. Bạn sẽ sử dụng tính năng save layout.
Để
lưu Layout (mẫu biểu đồ) làm mật định bạn thực hiện như sau:
Bước
1: Vào thanh chức năng chọn Layout
Kích
phải chuột vào tag Default
-> Set as Default.
Vậy
là xong, mỗi khi bạn bật lên để phân tích thì các biểu đồ thể hiện như cũ,
không cần phải bắt đầu lại từ đầu.
Bài tiếp theo: Hướng dẫn vẽ và phân tích cổ phiếu bằng Amibroker.
Bài viết đang trong quá trinh hoàn thiện. I Khám Phá sẽ cập nhật sớm nhất cho các bạn.
Chúc các bạn thành công!
Bài viết đang trong quá trinh hoàn thiện. I Khám Phá sẽ cập nhật sớm nhất cho các bạn.
Chúc các bạn thành công!
Chào bạn
Trả lờiXóaTrong Amibroker muốn vẽ một đường ngang ví dụ đường giá trị 50 màu vàng ta dùng đoạn cod
Plot(50,"",colorYellow,styleThick);
Vậy muốn vẽ một đoạn thẳng đứng thì viết thế nào. Bạn có thể giúp mình được ko? Cám ơn bạn nhiều
thanh5911@gmail.com