Bạn
đã tham khảo và nghiên cứu xong Các chỉ số trong phân tích cơ bản ở phần 1.
Chúng ta sẽ tiếp tục đến với các thông số tiếp theo như: ROA, ROE, lợi nhận
biên… và một số ví dụ của chương phân tích cơ bản. Đây là những thông số hết sức
quan trọng được tất cả các nhà đầu tư trên thế giới sử dụng nên bạn cần tìm hiểu
kỹ khi thực hành phân tích.
Phân tích chứng khoán cơ bản - Phần 2 |
HỆ SỐ KHẢ NĂNG SINH LỜI
•
Hệ số
lợi nhuận gộp biên
•
Hệ số
lợi nhuận sau/trước thuế biên
•
Hệ số
lợi nhuận ròng/Tổng tài sản
•
Hệ số
lợi nhuận ròng/Vốn chủ sở hữu
1. Tỷ suất Lợi nhuận gộp biên
Công
Thức tính:
LN gộp
biên = LN Gộp/ Doanh thu thuần
Trong đó:
- LN Gộp = Doanh Thu – Giá Vốn
Bán Hàng
- Doanh Thu Thuần: Là doanh
số bán hàng và cung cấp dịch vụ/sản phẩm
Ý nghĩa chỉ số:
Chỉ
số này cho biết mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập. Hệ số biên lợi nhuận gộp là một chỉ số rất
hữu ích khi tiến hành so sánh các doanh nghiệp trong cùng một ngành. Doanh nghiệp
nào có hệ số biên lợi nhuận gộp cao
hơn chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với
đối thủ cạnh tranh của nó.
- Không
có mức tham chiếu rõ ràng để đánh giá chỉ số cao hay thấp
- Khi
phân tích, đánh giá, cần:
+ So
sánh với các công ty trong ngành, bình quân ngành
•
Cao hơn bình quân ngành: tích cực
•
Thấp hơn bình quân ngành: không tích cực
+ So
sánh với chính công ty qua thời gian
•
Tăng dần: tích cực
•
Giảm dần: Kém tích cực
2. ROA (Return on Asset): Hệ số
lợi nhuận ròng/Tổng tài sản
Trong đó:
- LN
sau thuế = LN trước thuế - Thuế
- LN
trước thuế = LN Thuần – Tổng Chi Phí
Ý nghĩa chỉ số:
- ROA
cho ta biết công ty thu lợi bao nhiêu từ tổng số tài sản. Nhà đầu tư nên tìm
công ty có ROA cao hơn các Công ty cùng ngành
- Đánh
giá chung: ROA > 13% => tốt ;
13 ≤ ROA ≤ 8% => trung bình ; ROA < 8% => không tốt lắm
- Khi
phân tích, đánh giá, cần:
+ So
sánh với các công ty trong ngành, bình quân ngành
•
Cao hơn bình quân ngành: Tích cực
•
Thấp hơn bình quân ngành: Không tích cực
+ So
sánh với chính công ty qua thời gian
•
Tăng dần: Tích cực
•
Giảm dần: Kém tích cực
3. ROE (Return on Equity): LN sau thuế/ VCSH
Ý nghĩa chỉ số:
- ROE được dùng để đo lường xem cty tận dụng
vốn của NĐT tốt thế nào. Hay hiểu một cách đơn giản ROE phản ánh mức độ sinh lời của một Cty, tính hiệu quả trong việc
sử dụng tài sản được NĐT trang bị.Một cty tốt thường có ROE cao hơn mức trung
bình của các Cty cùng ngành
-
Nên tránh những cty có ROE < 15%
- Đánh
giá chung: ROE > 20% => tốt ;
20 ≤ ROE ≤ 15 => trung bình ; ROE < 15 => không tốt lắm
- Khi
phân tích, đánh giá, cần:
+ So
sánh với các công ty trong ngành, bình quân ngành
•
Cao hơn bình quân ngành: Tích cực
•
Thấp hơn bình quân ngành: Không tích cực
+ So
sánh với chính công ty qua thời gian
•
Tăng dần: Tích cực
•
Giảm dần: Kém tích cực
VD1: So
sánh chỉ số các công ty cùng ngành cổ phiếu DPM - ĐẠM PHÚ MỸ
4. Các ví dụ phân phân tích chỉ số cơ bản
VD1: HAG – Công ty Hoàng Anh Gia Lai qua các
chỉ số
Cổ Phiếu
|
HAG
|
Giá
hiện nay (27/02/2012)
|
28,900
|
Định
giá
|
|
EPS
(VND)
|
2.477
|
P/E
(x)
|
11.67
|
BVS
|
20,083
|
P/B
(x)
|
1.44
|
Tăng trưởng (MRQ'2011)
|
|
Tăng trưởng doanh thu (%)
|
-30.06%
|
Tăng trưởng lợi nhuận ròng (%)
|
-41.82%
|
Khả năng sinh lợi (MRQ'2011)
|
|
ROE
(%)
|
13,2 %
|
ROA
(%)
|
5,2 %
|
Cấu
trúc tài chính (MRQ'2011)
|
|
Nợ/Tổng
tài sản (%)
|
60%
|
Nợ/Vốn
chủ sở hữu (%)
|
170%
|
VD2: FPT qua các chỉ số
Cổ phiếu
|
FPT
|
Giá
hiện nay (27/02/2012)
|
55,000
|
Định
giá
|
|
EPS
(VND)
|
10,557
|
P/E
(x)
|
5.21
|
BVS
|
21,245
|
P/B
(x)
|
2.33
|
Tăng trưởng (MRQ'2011)
|
|
Tăng trưởng doanh thu (%)
|
117.32%
|
Tăng trưởng lợi nhuận ròng (%)
|
23.46%
|
Khả năng sinh lợi (MRQ'2011)
|
|
ROE
(%)
|
30.59%
|
ROA
(%)
|
11.26%
|
Cấu
trúc tài chính (MRQ'2011)
|
|
Nợ/Tổng
tài sản (%)
|
56.76%
|
Nợ/Vốn
chủ sở hữu (%)
|
63.19%
|
VD2: ACB – Ngân hàng ACB qua các chỉ số
Cổ phiếu
|
ACB
|
Giá
hiện nay (27/02/2012)
|
21,600
|
Định
giá
|
|
EPS
(VND)
|
3.432
|
P/E
(x)
|
6.29
|
BVS
|
14,765
|
P/B
(x)
|
1.46
|
Tăng trưởng (MRQ'2011)
|
35,6 %
|
Tăng trưởng doanh thu (%)
|
58,5 %
|
Tăng trưởng lợi nhuận ròng (%)
|
0,9 %
|
Khả năng sinh lợi (MRQ'2011)
|
|
ROE
(%)
|
8,1 %
|
ROA
(%)
|
3,8 %
|
Cấu
trúc tài chính (MRQ'2011)
|
|
Tỷ lệ
an toàn vốn (%) (*)
|
10.6%
|
Vốn chủ sở hữu/Tổng vốn huy động (%)
|
6.46%
|
Vốn
chủ sở hữu/Tổng tài sản (%)
|
5.55%
|
Với
các ví dụ trên, khi phân tích nhà đầu tư mới nên so sánh với các đối thủ trong
ngành và cùng ngành về các chỉ số. Sau đó xem xét thử công ty mình đang phân
tích có hiệu quả hơn so với những công ty cùng lĩnh vực không. Kết hợp vào đó,
bạn sẽ so sánh với các Kết quả công ty đạt được trong quá khứ, Kế hoạch kinh
doanh tương lai xem thử mức độ tăng trưởng hay sụt giảm như vậy có đều không…
Từ
đó, bạn sẽ đưa ra quyết định có nên đầu tư cổ phiếu ở thời điểm hiện tại và sắp
đến hay không. Tốt nhất bạn nên dựa vào các số liệu báo cáo tương lai chưa được
công bố. Vì khi thông tin được công bố, cổ phiếu sẽ phản ánh ngay vào giá và có
thể chỉ biến động trong thời gian ngắn, dẫn đến bạn khó lòng đạt được hiệu quả
đầu tư cao. Tất nhiên, khi bạn không có được các số liệu này, bạn vẫn có thể đầu
tư cổ phiếu đó hiệu quả. Bạn vẫn sử dụng các số liệu cũ và xem xét mức độ đạt
được kế hoạch sắp đến của công ty.
Như
vậy, bạn có thể lựa chọn được công ty làm ăn hiệu quả, mức độ tăng trưởng ổn
đinh. Hạn chế những công ty làm ăn thua lỗ, khai báo khống, đội giá, phá sản….
dẫn đến mất hết số tiền đầu tư.
Chúc
các bạn có những thông tin hữu ích!
>>> Bài viết tiếp theo: Giới thiệu phân tích kỹ thuật trong chứng khoán
>>> Bài viết tiếp theo: Giới thiệu phân tích kỹ thuật trong chứng khoán
Không có nhận xét nào: