Scrolling box

i Khám Phá

i khám phá
» » » Tìm hiểu về Paypal trong thanh toán quốc tế

Paypal một trong những công cụ thương mại điện tử mạnh mẽ hàng đầu thế giới. Với tốc độ phát triển không ngừng của thanh toán trực tuyến, ngày nay Paypal  đem lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng như: an toàn, nhanh chóng. Và đặc biệt, Paypal là công cụ hiệu quả dùng trong giao dịch quốc tế lớn nhất hiện nay. Để hiểu mọi người hiểu rõ hơn về Paypal, hôm nay I Khám Phá sẽ cùng các bạn nghiên cứu các khía cạnh và vấn đề liên quan của trang web này nhé.

1. Paypal là gì?
Paypal được hiểu là một cổng thanh toán trực tuyến, chuyển tiền quốc tế (dịch vụ trung gian) giúp bạn thanh toán khi mua sắp trực tuyến, hoặc nhận chi trả từ tài khoản nước ngoài về ngân hàng tại Việt Nam.
Là công cụ thay thế các phương thức giao dịch chuyển tiền truyền thống như thư/lệnh chuyển tiền, SEC, Western Union…
Paypal hoạt động trên nền thương mại điện tử thông qua internet, và thu phí khi phát sinh giao dịch chuyển – rút tiền.
Là công ty đi đầu trong cuộc cách mạng thanh toán kỹ thuật số, năm ngoái trang thương mại này đã xử lý hơn 4 tỷ giao dịch thanh toán trực tuyến và hơn 1 tỷ giao dịch được thực hiện trên các thiết bị di động.
PayPal được thành lập vào năm 1998, có trụ sở tại San Jose, California, Hoa Kỳ. Do Peter Thiel sáng lập. 
2. Điều kiện để mở tài khoản Paypal
- Bạn đủ 18 tuổi và có CMND
- Sở hữu các loại thẻ thanh toán quốc tế như: Visa, Mastercard, America Express… và có tài khoản ngân hàng
- Địa chỉ email cố định
- Có nhu cầu mua sắm và thanh toán quốc tế.
3. Sử hữu thẻ Visa/Master Card và tài khoản ngân hàng để làm gì?
- Thẻ Visa/Master Card dùng dể xác nhận (Verify) khi tạo lập tài khoản tại Paypal
- Tài khoản ngân hàng để Rút tiền về Việt Nam
Hiện có 2 ngân hàng là EximbankACB khi làm thẻ Visa Debit sẽ có tài khoản ngân hàng với số tài khoản trùng với 16 số thẻ, do đó bạn không cần mở thêm tài khoản ngân hàng nữa.
4. Cách sử dụng Paypal như thế nào?
- Paypal có tính năng trung gian có thể xem như là ví tiền điện tử của bạn. Nó tương tự Internet banking  của các ngân hàng: bạn có thể chuyển - rút cho tài khoản Paypal khác, thanh toán mua hàng trực tuyến nếu nơi bán có hổ trợ Paypal, hoặc nhận tiền thanh toán quốc tế.
- Để sử dụng bạn cần đăng ký tài khoản tại trang: www.paypal.com, hoặc có thể xem hướng dẫn qua bài viết : Mở - Đăng ký tài khoản và Verify Paypal chỉ 10 phút
- Về nạp tiền cho tài khoản Paypal, bạn không cần phải làm việc này vì khi Verify (xác nhận) tài khoản thành công thì hệ thống sẽ tự liên kết với thẻ của bạn.
- Khi cần thanh toán mua bán trực tuyến, bạn chỉ cần đăng nhập vào tài khoản Paypal, điền đầy đủ thông tin thanh toán và xác nhận mua hàng. Lúc đó hệ thống sẽ tự động lấy tiền từ tài khoản Visa hay Master Card của bạn để thanh toán.
5. Tại sao lại chọn Paypal mà không phải các công cụ khác
- Hệ thống thanh toán cự kỳ bảo mật
- Mạng lưới hệ thống rộng khắp, sử dụng trên toàn thế giới một cách nhanh chóng, tiện lợi.
- An toàn khi giao dịch cho cả người bán và người mua (tính năng có thể đòi lại số tiền sau khi đã gửi tiền đến tài khoản khác khi bị lừa đảo)
- Dịch vụ hỗ trợ chăm sóc khách hàng tốt và nhanh chóng
Hạn chế bị lộ thông tin tài khoản ngân hàng, vì mỗi lần thanh toán, bạn không phải nhập số thẻ thanh toán quốc tế (VISA, Mastercard) vì đã cung cấp cho PayPal khi đăng ký tạo tài khoản.
6. Nhận tiền và rút tiền tại Paypal có mất phí không?
Nếu bạn nhận tiền:
- Bạn không phải chịu bất kì chi phí nào cả, phí sẽ được tính cho tài khoản người gửi. Tuy nhiên, người gửi vẫn có thể lựa chọn trừ phí vào số tiền họ gửi, vì vậy bạn phải thương lượng trước khi giao dịch. Phí nhiều hay ít tùy số tiền gửi và loại hình tiền gửi (cá nhân, kinh doanh, mua, bán, cho, biếu tặng...). Khi gửi dưới dạng biếu tăng, cho sẽ được miễn phí.
     Để nhận tiền qua PayPal, bạn chỉ cần cung cấp tài khoản email khi bạn đăng kí mở tài khoản PayPal cho người gửi là được.
Nếu bạn chuyển tiền:
- Số tiền phí tối thiểu là 60.000 VND, sẽ được đổi ra USD.
- Bạn chú ý là tỷ giá của Paypal có thể khác tỷ giá của Việt Nam một tí nhé (Tỷ giá hối đoái)
7. Có mấy loại tài khoản tại Paypal
Có 3 loại tài khoản:
- Business: Dành có các công ty , tổ chức hay nhóm cá nhân chuyển tiền với số lượng lớn. Đặc điểm của nó là không bị giới hạn tiền nhận , gửi. Có thể đăng nhập tài khoản từ nhiều IP mà không sợ bị giới hạn, ví dụ bạn có thể dùng IP Việt Nam để đăng nhập.
 - Premier: Dành cho những ai mua/bán trực tuyến, có cả nhận và chuyển tiền. Tỉ lệ bị limit luôn ở mức cao. (Nên dùng).
 - Personal: Dành cho khách hàng cá nhân. Bạn bị giới hạn nhận - gửi tiền trong 1 tháng là 500$ . Ưu điểm của loại này là tỉ lệ giới hạn thấp.
8. Cách chuyển các loại tài khoản trong Paypal?
Trong quá trình sử dụng, bạn có thể muốn thay đổi qua lại giữa các loại để phù hợp nhu cầu. Khi bạn Upgrade tài khoản thì số tiền trong tài khoản Paypal và lịch sử giao dịch không bị mất đi.
- Nâng cấp tài khoản từ Personal lên Premier:
+ Bạn đăng nhập vào tài khoản,
+  Bấm vào link Upgrade Account để nâng cấp tài khoản lên.
+ Tiếp tục chọn Upgrade Now, bạn chọn Premier để nâng cấp.
 - Nâng cấp từ Premier lên Business:
+ Đăng nhập vào tài khoản, vào mục Profile.
+ Chọn tiếp mục Add Business Information ở cột Account Information.
+ Tiếp theo, bạn bấm nút Edit để thêm vào các thông tin về công ty của bạn bao gồm Average Transaction Price (giá trị trung bình của một giao dịch), Average monthly volume (khối lượng giao dịch trong một tháng)... Xong bạn bấm Upgrade > Submit để nâng cấp lên.
- Giảm cấp (Downgrade) tài khoản từ Business xuống Premier:
+ Bạn vào mục Contact Us ở dưới góc trái, vào tiếp Email Us > My Account > Changing/Updating Account Information
+ Trong ô trống bạn nhập yêu cầu muốn chuyển từ Business sang Premier (viết bằng Tiếng Anh). Sau khi được chấp thuận Paypal sẽ có email phản hồi cho bạn.

Chúc các bạn có nhiều kiến thức bổ ích!


Nguồn: www.ikhampha.com
DMCA.com Protection Status

Bạn Đang Xem: Tìm hiểu về Paypal trong thanh toán quốc tế

Tìm hiểu về Paypal trong thanh toán quốc tế
Hi there! Hãy cùng chia sẻ và khám phá kiến thức vô tận của cuộc sống. Bạn có thể gửi bài viết vào mail: admin@ikhampha.com.
Nhấn Like hoặc Share nếu bạn thấy thông tin này hữu ích. Cảm ơn!
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply