Khởi nghiệp luôn là bước
đi khó khăn và có nhiều rào cản khi doanh nhân bắt đầu thực hiện. Nhưng vấn đề
đặt ra là bạn không còn muốn làm thuê cho người khác nữa? Bạn đã có ý tưởng và
hướng kinh doanh riêng cho mình. Vậy bạn cần làm gì, chuẩn bị gì để vượt qua
những thách thức trước mắt. Hãy xoắn tay áo lên và khởi nghiệp thôi nào! Dưới
đây là một số gợi ý giúp bạn chuẩn bị tinh thần vượt lên chính mình.
1. Chuẩn bị tài chính -
vốn
Vốn không phải là điều
quan trọng nhất, nhưng là bước đầu tiên để khởi động một doanh nghiệp. Vì vậy, hãy
chuẩn bị một khoản tiền kha khá để bắt đầu cuộc hành trình. Nếu bạn chưa tích
góp đủ thì không sao cả. Hãy sử dụng các nguồn tài trợ từ: Gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp người thân để huy động vốn.
2. Chuẩn bị ý tưởng kinh
doanh
Ý tưởng kinh doanh luôn là vấn đề quan trọng nhất để khởi nghiệp. Bạn cần
phải đánh giá tính khả thi của sản phẩm, cách thức thực hiện, quy mô… và tính
thực tế của dự án để quyết định bỏ hết tất cả và theo đuổi ước mơ của mình hay
không.
3. Chuẩn bị Kế hoạch
kinh doanh
Một kế hoạch kinh doanh
không đơn giản chỉ là một bản thảo đơn thuần. Bản thảo đó phải bao gồm: đầy đủ
các nghiên cứu, cuộc khảo sát, thăm dò ý kiến với khách hàng tiềm năng, những
tính toán về tài chính, ước tính lãi lỗ... Bản kế hoạch sẽ cung cấp cho bạn những
hướng đi và cách đáp ứng nhu cầu thị trường tốt nhất.
Kế hoạch kinh doanh cần
bao gồm: Kế hoạch Marketing (sản phẩm, giá cả, phân phối, chương trình xúc tiến
cổ động), tài chính, nhân sự, chiến lược cạnh tranh. Hãy nghiên cứu kỹ lưỡng để
bạn làm chủ được cuộc chơi. Bạn cũng không cần quá căng thẳng. Nếu bạn không
nghĩ ra được vấn đề gì hết, bạn chỉ cần bắt tay vào làm những điều mình biết
thôi đó là làm sao để bán được hàng. Đó là câu hỏi quan trọng nhất trong bất cứ
kế hoạch kinh doanh nào.
4. Chuẩn bị danh thiếp
hoàn hảo
Danh thiếp không tiêu
tốn của bạn nhiều tiền, nhưng giúp bạn khởi động tốt cho các mối quan hệ làm ăn
và tạo độ tin tưởng với đối tác, khách hàng.
Danh thiếp không cần quá
màu mè, chỉ cần in đầy đủ thông tin về công ty, chất liệu giấy in tốt sẽ giúp
bạn dễ dàng thành công hơn.
5. Thiết kế quảng cáo
của riêng bạn
Nội dung quảng cáo phải
ngắn gọn, có trọng tâm.
Hình ảnh quảng cáo phải chuyên
nghiệp và đảm bảo các thông tin liên lạc chính xác.
6. Xây dựng kế hoạch quảng
cáo chu đáo
Hãy bắt đầu với cách
quảng cáo rẻ nhất mà bạn có thể sử dụng: Truyền miệng, nhờ người giới thiệu,
marketing online, sử dụng facebook và mạng xã hội,tạo lập các blog giới thiệu
sản phẩm
Và bắt đầu đẩy mạnh với
các quảng cáo tốn phí: phát tờ rơi, đăng báo, chạy Google Adwords….
7. Cung cấp và phục vụ
thân thiện
Một nguyên tắc vàng trong
kinh doanh là: Khách hàng luôn luôn đúng. Vì thế, đừng cư xử không tốt với khách hàng cho dù có bất kỳ
chuyện gì xảy ra. Nhân gian có câu: Chuyện lành đồn xa, chuyện xấu đồn rất xa. Hãy tỏ ra quan tâm và
bảo vệ quyền lợi khách hàng. Và nhất là đừng bao giờ thất hứa với họ.
8. Nghiên cứu kỹ thị
trường
Hãy nghiên cứu cẩn thận
sản phậm/dịch vụ bạn định kinh doanh. Tìm hiểu sách báo, internet, những chuyên
gia về cũng như những vấn đề liên quan đến việc kinh doanh của bạn. Đó là cách
giúp những gì bạn đang làm vượt trội hơn, sáng tạo hơn so với đối thủ.
8. Kết nối lâu dài
Nói một cách khác là hâm
nóng những mối quan hệ với đối tác và khách hàng. Đừng lãng quên ai cả nếu bạn
không muốn họ lãng quên doanh nghiệp của bạn.
9. Chương trình xúc tiến
bán hàng
Tăng giá trị cho sản
phẩm và kích thích sử dụng sản phẩm của khách hàng bằng cách gửi kèm quà tặng,
mua hai tặng một, bảo hành thường xuyên…
10. Quản lý thời gian hiệu
quả
Khi đã quản lý được thời
gian tức là bạn đang quản lý được công việc của mình. Hãy trân trọng những phút
giây trôi qua và làm những việc cần thiết trước. Đừng sử dụng thời gian của bạn
vào những việc không đem lại giá trị cho sản phẩm/ dịch vụ của bạn.
11. Nghiên cứu khách
hàng, đối tượng sẽ phục vụ
Nắm bắt nhu cầu, đặc tính
tâm lý, cách thức tiếp cận, mối quan tâm hàng đầu của đối tượng khách hàng mà
bạn định sẽ phục vụ. Từ đó đưa ra những giải pháp tốt nhất để đạt hiệu quả cao
nhất.
12. Quản trị Stress và
biết các thư giãn
Cứ thử tự đứng ra kinh
doanh mà xem, bạn sẽ thấy đầu óc lúc nào cũng căng thẳng, công việc chiếm hết
thời gian của bạn. Nếu không biết cách thư giãn, nghỉ ngơi để lấy lại năng
lượng, bạn sẽ nhanh chóng trở thành nô lệ của công việc đấy.
13. Nắm bắt xu thế thị
trường
Quan sát mọi lúc mọi nơi
bạn đến để nắm bắt ngay được xu thế phát triển của thị trường. Những thay đổi
nhanh chóng của xã hội làm thay đổi mọi thói quen quá khứ và tiếp tục thay đổi
trong tương lai. Người biết nắm xu hướng người đó sẽ dễ thành công hơn.
14. Kết nối mạng
lưới dịch vụ liên quan
Thiết lập mối làm ăn với
các doanh nghiệp khác. Ví dụ bạn mở dịch vụ kinh doanh áo cưới thì có thể làm
ăn với các tiệm hoa tươi, các nhà tạo mẫu tóc, trang điểm,... Các dịch vụ này
sẽ hộ trợ và giới thiệu khách hàng lẫn nhau.
15. Đẩy mạnh kinh doanh Online
Một trang web chuyên
nghiệp có thể đưa tên tuổi công ty và sản phẩm của bạn đến với rất nhiều khách
hàng ở nhiều nơi khác nhau. Không những thế, khách hàng sẽ rất hài lòng và tin
tưởng doanh nghiệp bạn hơn nếu họ có thể tìm hiểu thông tin của bạn thường
xuyên 24/7.
16. Định giá sản phẩm hợp
lý
Khách hàng khi mua hay
sử dụng dịch vụ đều có sự so sánh, và tất nhiên họ sẽ chỉ chọn những sản phẩm/dịch
vụ với giá cả hợp lý. Để phục vụ được mức giá cạnh tranh này bạn phải nghiên
cứu đối thủ cạnh tranh và những nhà cung cấp sản phẩm tương tự.
17. Tìm giải pháp giải
quyết khó khăn
Nếu doanh nghiệp của bạn
hoạt động không thành công thì cũng đừng quá nặng nề. Có thể đó chưa phải là
hướng đi thích hợp, hãy tìm ra một hướng mới để khắc phục những khó khăn đó.
18. Học cách vận hành
doanh nghiệp
Mặc dù bạn thông thạo và
nắm rõ các hoạt động trong doanh nghiệp nhưng bạn cũng chẳng thể giải quyết mọi
việc từ A tới Z. Khi gặp khó khăn hãy tìm đến lời khuyên của các chuyên gia
hoặc học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước hay tham gia khóa đào tạo về
quản trị doanh nghiệp.
19. Hoạch định ngân
sách hoạt động
Một bản dự thảo ngân
sách sẽ giúp cho các kế hoạch trong tương lai của bạn, giúp bạn đạt được mục
tiêu và đưa ra những quyết định đúng đắn.
20. Quản trị thuế
Quản lý tài chính và các
sổ sách kế toán chặt chẽ. Đừng gộp chung những khoản chi tiêu cá nhân với các
khoản của doanh nghiệp.
21. Nắm rõ pháp luật
Nếu các hóa đơn đã đến
thời hạn thanh toán mà bạn còn bí thì hãy khéo léo thương thảo để gia hạn thêm
thời gian cho các khoản nợ; thiết lập mối quan hệ tốt với các ngân hàng.
22. Nâng cao giá trị sản
phẩm
Kiểm tra chất lượng sản
phẩm là cực kỳ quan trọng. Hãy kiểm tra sản phẩm thường xuyên để đảm bảo chúng
vẫn còn được sử dụng với chất lượng cao.
23. Xây dựng công ty 5S
5S là: Sàng lọc, Sắp
xếp, Sạch sẽ, Sẵn sàng là một tiêu chuẩn cơ bản nhất của người Nhật khi họ xây
dựng công ty.
Bạn không thể điều hành
một doanh nghiệp hiệu quả nếu bạn mất hàng giờ để tìm một tờ hóa đơn giữa hàng
đống công văn và sổ sách. Vì vậy hãy tập thói quen ngăn nắp gọn gàng trong toàn
bộ công ty. Mọi thứ phải luôn trong tư thế sẵn sàng.
24. Bạn là bộ mặt của
công ty
Phong thái tự tin,
chuyên nghiệp, cách ăn mặc gọn gàng lịch sự có thể nói lên khá nhiều điều không
chỉ về bạn mà còn về doanh nghiệp của bạn nữa đấy.
25. Không đầu hàng trước
thất bại
Không có nhận xét nào: