Scrolling box

i Khám Phá

i khám phá
» » » » » Các chỉ số phân tích chứng khoán cơ bản - Phần 1

[Học đầu tư chứng khoán trực tuyến] - Trong nghiên cứu chứng khoán, các chỉ số của phân tích kinh doanh đóng vai trò hết sức quan trọng và là nội dung chính yếu khi xem xét có nên đầu tư một công ty nào đó hay không. Thông qua việc nghiên cứu, tổng hợp các báo cáo của doanh nghiệp như: Kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết của mình.
chi-so-phan-tich-co-ban-chung-khoan
Các chỉ số trong phân tích chứng khoán cơ bản
Qua công cụ này, các nhà đầu tư có thể phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của 1 cổ phiếu làm ăn không chất lượng. Hôm nay, I Khám phá sẽ chia sẽ đến các bạn các chỉ số cần thiết để bạn tìm hiểu và thực hành nhé.
Trong phần học này, các nhóm hệ số cần phân tích và nội dung bài viết này bao gồm:
- Nhóm hệ số định giá: EPS, P/E, P/B
- Nhóm hệ số cơ cấu vốn: D/E (Tổng nợ/VCSH), D/A (Tổng nợ/Tổng tài sản)…
- Nhóm các hệ số khả năng sinh lời: Lợi nhuận biên, ROE, ROA,…
- Các chỉ số quan trọng khác.
1. HỆ SỐ ĐỊNH GIÁ
1.1. EPS (Earning Per Share) : Thu nhập trên một cổ phần
Là khả năng sinh lợi trên mỗi đơn vị cổ phần mà mỗi cổ đông đóng góp, EPS càng cao khả năng sinh lời càng lớn.
Công thức tính EPS như sau:
Chi-so-EPS
Trong đó:
                   LNST: Lợi nhuận sau thuế
                   CP LH BQ: Cổ phiếu lưu hành bình quân
Ý nghĩa của chỉ số EPS:
EPS được coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu. Đây cũng chính là bộ phận chủ yếu cấu thành nên tỉ lệ P/E. Một khía cạnh rất quan trọng khác của EPS thường hay bị bỏ qua là lượng vốn cần thiết để tạo ra thu nhập ròng (Net income) trong công thức tính trên.
Giả sử 2 doanh nghiệp (DN) có cùng tỷ lệ EPS nhưng DN nào có ít cổ phần hơn tức là doanh nghiệp này sử dụng vốn hiệu quả hơn. Nếu như các yếu tố khác là cân bằng thì rõ ràng doanh nghiệp này tốt hơn doanh nghiệp còn lại. Vì vậy, doanh nghiệp có thể lợi dụng các kỹ thuật tính toán để đưa ra con số EPS hấp dẫn nên các nhà đầu tư cũng cần hiểu rõ cách tính của từng doanh nghiệp để đảm bảo "chất lượng" của tỉ lệ này. Tốt hơn hết là không nên dựa vào một thước đo tài chính duy nhất mà nên kết hợp với các phân tích cơ bản tài chính và các chỉ số khác.
1.2. P/E (Price to Earning Per Share): Chỉ số Thị giá/ thu nhập
Cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả giá cho mỗi Cổ phiếu cao hơn mức thu nhập hiện tại bao nhiêu lần.
Công thức tính P/E như sau:
chi-so-pe
Ý nghĩa Chỉ số Thị giá/ thu nhập – P/E
Dùng để so sánh chỉ số P/E giữa các công ty cùng ngành để đánh giá giá trị cổ phiếu mình quan tâm. Thể hiện mức kỳ vọng về tăng trưởng của công ty trong tương lai. Không có tham chiếu cụ thể về mức đắt rẻ của chỉ số
Phân tích, đánh giá, cần:
-      So sánh với các công ty trong ngành, bình quân ngành, bình quân tòan thị trường
-      Cao hơn các tham chiếu so sánh: đắt hơn, kỳ vọng tăng trưởng của công ty cao hơn
-      Thấp hơn bình quân ngành: rẻ hơn, kỳ vọng tăng trưởng của công ty thấp hơn
1.3. P/B - (Price to Book value ratio): Thị giá/ giá trị sổ sách
Thể hiện mức giá hiện tại của cổ phiếu so với giá trị trị sổ sách mỗi cổ phiếu (Book value)
Công thức tính P/B:
chi-so-pb
Trong đó:
Book Value: Giá trị số sách của mỗi cổ phiếu
VCSH: Vốn chủ sở hữu
Book Value = VCSH Cuối Kỳ/(Lượng CPLH Cuối Kỳ - Cổ Phiếu Quỹ).
Ý nghĩa chỉ số P/B:
Giúp các nhà đầu tư xem xét giá cổ phiếu hiện tại đang rẻ hay mắc hơn giá được tính tại công ty.
Đánh giá chung: P/B < 1 => rẻ ; 1 ≤ P/B ≤ 1.5 => trung bình ; P/B > 1.5 => đắt
Phân tích, đánh giá, quan trọng: So sánh với các công ty trong ngành, bình quân ngành, bình quân tòan thị trường
+ Cao hơn các tham chiếu so sánh: đắt hơn, kỳ vọng tăng trưởng, giá trị tài sản của công ty cao hơn
+ Thấp hơn bình quân ngành: rẻ hơn, kỳ vọng tăng trưởng, giá trị tài sản của công ty thấp hơn
1.4. Các ví dụ cho phân tích cơ bản các chỉ số
VD1: Chỉ số công ty Thủy Sản niêm yết
Thị giá
EPS 4Q gần
P/E
E/P
Book value
P/B
HVG
24,500
5,985
4.1
24.4%
31,853
0.77
VHC
29,600
6,989
4.2
23.6%
25,457
1.16
AGF
20,200
6,077
3.3
30.1%
52,067
0.39
AVF
9,800
3,499
2.8
35.7%
16,975
0.58
ANV
7,800
916
8.5
11.7%
21,543
0.36
MPC
19,600
3,770
5.2
19.2%
20,833
0.94
ACL
20,500
6,092 (*)
3.4
29.7%
16,408 (*)
1.25
Bình quân ngành


4.1
27.1%

0.87

VD2: Chỉ số công ty Thủy Sản niêm yết
Thị giá
EPS 2011
P/E
E/P
Book value 2011
P/B
VNM
88,000
7,623
11.5
8.7%
20,480
4.30
HNM
5,500
169
32.5
3.1%
10,621
0.52
BQ ngành


22.0
5.9%

2.41


VD2: Phân tích chỉ số cơ bản của công ty Vinamilk
Đvt: triệu đồng)
2009
2010
9T2011
2011E
Doanh thu thuần
10,613,771
15,752,866
15,789,668
21,821,403
LNTT
2,731,358
4,251,207
3,708,194
4,932,509
LNST
2,376,067
3,615,493
3,132,230
4,166,604
Biên LNST
22.4%
23.0%
19.8%
19.1%
EPS (đồng)
6,769
10,251
8,646
7,623
Book value
18,378
22,558
31,119
20,480
Tăng trưởng doanh thu
29.3%
48.4%
35.1%
38.5%
Tăng trưởng LNST
90.3%
52.2%
8.8%
15.2%
Cổ tức (%)
30%
40%

20%
Qua các bài ví dụ trên, ta thấy được bức tranh tổng thể tốc độ tăng trưởng doanh thu qua từng năm, các chỉ số hiệu quả hoạt động khá tốt. Với việc so sánh kết quả này với các công ty cùng ngành. Các nhà đầu tư sẽ lựa chọn được công ty nào đáng đầu tư hơn. Giá cổ phiếu hiện tại có đắt không… Và từ đó đưa ra quyết định phù hợn.
2. HỆ SỐ CƠ CẤU VỐN
2.1. D/E (Debt to Equity ratio): Tỷ lệ Nợ/ Vốn Chủ Sở Hữu
Là tỷ lệ tổng Nợ trên VCSH, là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của công ty. Nó cho ta biết về tỉ lệ giữa 2 nguồn vốn cơ bản (nợ và vốn chủ sở hữu) mà doanh nghiệp sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình. Hai nguồn vốn này có những đặc tính riêng biệt và mối quan hệ giữa chúng được sử dụng rộng rãi để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Công Thức tính D/E:
chi-so-de
Ý nghĩa chỉ số D/E:
Hệ số này càng nhỏ (thường thì D/E < 1 là tốt)  thì doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Tức công ty sử dụng vốn của chính mình để phục vụ hoạt doanh thì ít rủi ro hơn. Tỷ lệ này càng lớn (D/E >1) tức công ty đi vay vốn để kinh doanh thì khả năng gặp khó khăn cho việc chi trả Nợ - Lãi, và khả năng phá sản của doanh nghiệp càng lớn.
Tỷ lệ Tổng Nợ trên VCSH cũng phụ thuộc nhiều vào ngành, lĩnh vực mà công ty hoạt động. Do đó  khi phân tích cần so sánh với ngành hoặc các công ty cùng lĩnh vực kinh doanh. Ví dụ, các ngành sản xuất cần sử dụng nhiều vốn thì tỷ lệ Tổng Nợ trên VCSH có xu hướng cao hơn, trong khi các công ty dịch vụ thì tỷ lệ này thường thấp hơn.
2.2. D/A: Tổng Nợ/Tổng tài sản (Debt to Total asset ratio)
D/A là là một tỷ số tài chính đo lường năng lực sử dụng và quản lý nợ của doanh nghiệp.
Công Thức tính D/A:

chi-so-da
Ý nghĩa chỉ số D/A:
 Tỷ số D/A cho biết mức độ rủi ro của doanh nghiệp thông qua tỷ lệ phần trăm Nợ so với TS. D/A cũng cho biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hiểu rằng công ty có nguồn vốn tự có cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có năng lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Khi đầu tư những doanh nghiệp này bạn cần lưu ý vì thông thường những công ty này có mức độ rủi ro cao.
Khi sử dụng tỷ số này để đánh giá cần một danh nghiệp, nhà đầu tư cần so sánh tỷ số này với tỷ số bình quân của toàn ngành.
VD1: Cơ cấu vốn một số doanh nghiệp thủy sản
vi-du-phan-tich-chi-so-nganh-thuy-san
Ví dụ phân tích chỉ số ngành Thủy Sản
Qua sự so sánh với các công ty cùng ngành ta thấy công ty ABT có mức độ rủi ro thấp hơn so với các công ty cùng ngành. Nếu các chỉ số phân tích cơ bản khác của các doanh nghiệp là giống nhau thì nên đầu tư ABT hơn các công ty khác.

>>> Bài viết tiếp theo: Các chỉ số phân tích chứng khoán cơ bản - Phần 2
Nguồn: www.ikhampha.com
DMCA.com Protection Status

Bạn Đang Xem: Các chỉ số phân tích chứng khoán cơ bản - Phần 1

Các chỉ số phân tích chứng khoán cơ bản - Phần 1
Hi there! Hãy cùng chia sẻ và khám phá kiến thức vô tận của cuộc sống. Bạn có thể gửi bài viết vào mail: admin@ikhampha.com.
Nhấn Like hoặc Share nếu bạn thấy thông tin này hữu ích. Cảm ơn!
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply