Scrolling box

i Khám Phá

i khám phá
» » » » Giới thiệu phân tích cơ bản cho nhà đầu tư mới

[Học đầu tư chứng khoán trực tuyến] - Ngày nay với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, chứng khoán đã trở thành một lĩnh vực đầu tư hết sức mạnh mẽ với sự tham gia đông đảo của nhiều nhà đầu tư. Vậy để làm sao chiến thắng trên đấu trường đầy thách thức này? Làm sao để phân tích một cổ phiếu tốt hay không? Hôm nay, I Khám phá sẽ giúp những nhà đầu tư mới tìm hiểu tổng quan những khía cạnh cốt lõi xoay quanh những vấn đề này. 

phan-tich-chung-khoan-co-ban
Giới thiệu phân tích cơ bản cho nhà đầu tư mới

Như các bạn đã biết, phân tích cổ phiếu là nhu cầu không thể thiếu trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán. Tùy theo khả năng trình độ, thời gian, nhu cầu sử dụng, cách tiếp cận nghiên cứu mà những nhà đầu tư có sự lựa chọn danh mục cổ phiếu khác nhau, dẫn đến hiệu quả khác nhau. Nhưng chung quy lại sẽ có những yếu tố cơ bản làm nền móng cho việc phân tích chứng khoán. Khi phân tích cổ phiếu, bạn sẽ thực hiện lần lượt như sau:
- Phân tích vĩ mô: Các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu.
Bạn sẽ được tìm hiểu kỹ hơn phần này ở một chuyên đề riêng biệt qua bài viết: Những yếu tố vĩ mô tác động giá cổ phiếu). Còn bài này chỉ nói về chuyên mục phân tích doanh nghiệp.
- Phân tích doanh nghiệp (vi mô): Nhằm đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
Đến nay người ta đã tổng kết lại rằng có hai phương pháp được sử dụng rất phổ biến trong Phân tích doanh nghiệp để xem xét giá cổ phiếu của công ty đại chúng đó là phân tích cơ bảnphân tích kỹ thuật. Đây là 2 nội dung căn bản thường được dùng tại thị trường Việt Nam và hầu hết các thị trường chứng khoán (TTCK) trên thế giới. Tuy nhiên, không ít nhà đầu tư còn nhầm lẫn về vai trò cũng như ứng dụng thực tiễn của hai phương pháp này. Vì vậy, việc hiểu rõ bản chất của hai phương pháp là cần thiết. Bài viết ngày hôm nay sẽ tập trung chủ yếu vào phân tích cơ bản. Bạn có thể tiếp tục tìm hiểu bài chuyên sâu của phần còn lại sẽ có trong bài viết: Phân tích kỹ thuật
1.    Định nghĩa phân tích cơ bản:
Là phương pháp phân tích cổ phiếu dựa vào các nhân tố mang tính chất nền tảng về giá trị nội tại của doanh nghiệp. Những yếu tố cơ bản này có tác động hoặc dẫn dắt đến sự thay đổi giá cả của cổ phiếu trương tương lai.
Kim chỉ nam của các nhà đầu tư theo trường phái phân tích cơ bản đó là đo lường giá trị thực của một công ty được đánh giá bởi các chỉ tiêu tài chính như sau: Mức độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận; Những rủi ro mà công ty có thể gặp phải; Dòng tiền hoạt động; Sự chênh lệch của giá trị trường so với giá trị thực của một công ty chính là cơ hội đề đầu tư hoặc dấu hiệu cho việc bán chốt lời cổ phiếu.
Giá trị tương lai là mục tiêu chính trong phân tích cơ bản. Một số nhà phân tích thường sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền mặt để xác định giá trị của công ty đại chúng, trong khi đó một số người lại sử dụng tỷ số giá trên thu nhập (P/E) …
2.    Các nhân tố cơ bản cần phân tích khi nghiên cứu bao gồm:
- Phân tích thông tin cơ bản về công ty:
Nắm rõ lĩnh vực hoạt động, ngành nghề, thời gian thành lập, thông tin ban quản trị (xem có uy tín và tố chất không), cách thức quản lý, năng lực cốt lõi….
- Phân tích báo cáo tài chính:
Để xem tình trạng sức khỏe của doanh nghiệp thông qua việc tìm hiểu một vài chỉ số: Nợ/Tổng TS, Nợ/Vốn Chủ Sở Hữu…
- Phân tích hoạt động kinh doanh:
Để xem xét mức độ hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp
- Phân tích ngành mà công ty đang hoạt động:
Vị thế của công ty trong ngành, so sánh doanh thu lợi nhuận, các chỉ số trong hoạt động kinh doanh.
- Phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô ảnh hưởng chung đến giá cả cổ phiếu:
Khi hoạt động ở lĩnh vực công ty tham gia, công ty sẽ bị ảnh hưởng bới những yếu tố nào. Vì trong quá trình đầu tư, những yếu tố này sẽ tác động lên tâm lý và giá cổ phiếu tương đối mạnh mẽ.
Sau khi nghiên cứu, nhà phân tích có nhiệm vụ phải chỉ ra được những dự đoán cho những chỉ tiêu quan trọng như thu nhập kỳ vọng (EPS), giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu (P/E), giá trị hợp lý của cổ phiếu trong tương lai và các đánh giá quan trọng để mua hay bán cổ phiếu trên thị trường.
3. Phân loại cổ phiếu
Một cách phân tích nhanh về cổ phiếu và lựa chọn được công ty phù hợp để đầu tư, bạn có thể phân loại cổ phiếu thành 06 loại cơ bản dựa trên tính chất thu nhập mà nó mang lại là: cổ phiếu hàng đầu (blue-chips), cổ phiếu tăng trưởng (ổn định và bùng nổ), cổ phiếu phòng vệ, cổ phiếu chu kỳ, cổ phiếu thời vụ, cổ phiếu đầu cơ. Tất cả những phân loại này điều nằm trong một danh mục của ngành. Do đó bạn chỉ cần phân tích ngành và chọn ra công ty theo theo cách phân loại. Dưới đây sẽ giải thích tên gọi được phân loại như sau:
3.1. Blue-chip (Cổ phiếu hàng đầu) là gì?:
- Là những cổ phiếu mang tính dẫn dắt thị trường, là cổ phiếu của các công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn. Có thể nói đây là những cổ phiếu đứng đầu ngành và được cho trụ cột của mỗi nền kinh tế.  
- Những đặc điểm của loại cổ phiếu này là: có thu nhập ổn định , cổ tức thấp và độ rủi ro thấp, được nhiều người quan tâm ví dụ như: VIC, VCB, BID, GAS, PVD…
3.2. Cổ phiếu tăng trưởng (ổn định và bùng nổ) là gì?
Những phiếu “tăng trưởng” là những công ty có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai, có thể đang phát triển với tốc độ nhanh hơn thị trường; và thường dành phần lớn doanh thu hiện tại để mở rộng công ty.
Đặc điểm khi đầu tư cổ phiếu này là mức sinh lời cao so với các cổ phiếu khác có cùng đặc điểm rủi ro trên thị trường. Sở dĩ tỷ lệ lợi suất đầu tư cao là vì tại một thời điểm nào đó, thị trường chưa có đầy đủ thông tin về cổ phiếu này, do đó nó được định giá thấp hơn so với các giá trị thực của nó.
3.3. Cổ phiếu phòng vệ là gì?
Cổ phiếu phòng vệ là cổ phiếu có nguồn thu nhập trong tương lai ổn định, không chịu ảnh hưởng nhiều trước biến động xấu của nền kinh tế. Loại công ty này thường có rủi ro kinh doanh thấp và rủi ro tài chính không quá cao. Ví dụ, các công ty tiện ích và lương thực, thực phẩm…
Đặc điểm của loại cổ phiếu này là có lợi suất đầu tư bị giảm thấp hơn nhiều so với mức giảm giá của toàn thị trường. Hay nói theo mô hình CAMP thì đó là những cổ phiếu có độ rủi ro hệ thống thấp. Bất cứ loại cổ phiếu nào có độ rủi ro hệ thống thấp đều được coi là phòng vệ.
3.4. Cổ phiếu chu kỳ là gì?
Cổ phiếu chu kỳ là loại công ty có nguồn thu nhập chịu ảnh hưởng lớn của chu kỳ kinh tế nói chung. Các công ty này hoạt động rất tốt trong nền kinh tế phát triển và hoạt động rất kém khi kinh tế suy thoái. Loại công ty này có độ rủi ro kinh doanh và tài chính rất lớn.
Đặc điểm, Cổ phiếu chu kỳ có biến động lợi suất đầu tư cao hơn biến động của lợi suất chung trên thị trường. Nói cách khác, CP chu kỳ lại phản ứng mạnh mẽ hơn nhiều đối với những thay đổi của nền kinh tế. Theo mô hình CAMP, loại CP này có độ rủi ro hệ thống cao. CP của bất cứ công ty nào nếu có độ biến động lợi suất đầu tư cao hơn thị trường thì được coi là CP chu kỳ.
3.5. Cổ phiếu thời vụ là gì?
Là những cổ phiếu biến động theo mùa Xuân - Hạ - Thu – Đông do mức độ tăng trưởng danh thu ở thời điểm đó của doanh nghiệp có  sự đột biến. Ví dụ đến mùa trung thu, cổ phiếu của công ty Kinh Đô có sự tăng lên…
Đặc điểm: Cổ phiếu biến động vào ngày, tuần, hoặc tháng nhất định và thường lặp lại với những diễn biến khá giống nhau. Đây là loại cổ phiếu có tỷ suất sinh lợi cao nếu mua đúng thời điểm. Có mức độ rủi ro cao nếu không lặp lại chu trình như được dự tính.
3.6. Cổ phiếu đầu cơ là gì?
Công ty đầu cơ là công ty có rủi ro cao nhưng cũng hứa hẹn mang lại lợi nhuận đột biến so với các cổ phiếu khác, chẳng hạn như các công ty thăm dò dầu khí.
Đặc điểm: CP đầu cơ có thể mang lại lợi suất đầu tư thấp hoặc âm với xác suất rất cao, ngược lại khả năng mang lại tỷ suất sinh lợi cao thì lại thường có tỷ lệ thấp. Đây có thể là CP của công ty đầu cơ bị định giá quá cao so với giá trị thực. Nếu nhà đầu tư mua phải CP loại này có thể bán ngay khi cổ phiếu về tài khoản và có lợi nhuận để hạn chế rủi ro bị điều chỉnh.
4. Các phương pháp định giá cổ phiếu
Riêng trong mức độ cốt lõi nhất và cũng khó khăn nhất là phân tích cổ phiếu, bản chất của phương pháp phân tích cơ bản ở đây là việc định giá cổ phiếu nhằm dự đoán giá trị nội tại của cổ phiếu đó. Với mục tiêu này, thông thường có 05 phương pháp định giá cổ phiếu là:
- Phương pháp định giá dựa trên luồng cổ tức
- Phương pháp định giá dựa trên luồng tiền
- Phương pháp định giá dựa trên hệ số P/E
- Phương pháp dựa trên các hệ số tài chính
- Phương pháp định giá dựa trên tài sản ròng.
Và thật may mắn là chúng ta không cần phải tự mình định giá cho những cổ phiếu này vì để học được cách định giá chứng khoán các bạn có thể mất đến 2 năm – 4 năm mài mò đấy. Nhưng đó không phải là công việc cần thiết nhất của một nhà đầu tư. Nhiệm vụ quan trọng của cac bạn là đọc các báo cáo, phân tích của các công ty chứng khoán tại các trang thông tin xã hội hoặc trên website của công ty đó. Từ đó, bạn có thể  đưa quyết định đầu tư phù hợp. Xem xét mức độ chính xác, đánh giá và lựa chọn thời điểm thích hợp để mua cổ phiếu.  Còn nếu bạn có đủ các kiến thức để có thể định giá được 1 doanh nghiệp thì bạn có thể tự mình phân tích, sẽ rất hữu ích để bạn hiểu sâu hơn về công ty.
Tuy nhiên nói như thế không có nghĩa là bạn không cần hiểu và tính toán các chỉ số quan trọng. Để có thể lựa chọn các công ty có mức độ đầu tư an toàn, bạn cần phải nắm vững các chỉ số kinh doanh cần thiết? Vậy các chỉ số đó là gì? Cách tính ra sao? Và ý nghĩa của chúng như thế nào? Tất cả đều có tiếp ở bài viết: 

Các chỉ số phân tích chứng khoán cơ bản - Phần 1


Nguồn: www.ikhampha.com
DMCA.com Protection Status

Bạn Đang Xem: Giới thiệu phân tích cơ bản cho nhà đầu tư mới

Giới thiệu phân tích cơ bản cho nhà đầu tư mới
Hi there! Hãy cùng chia sẻ và khám phá kiến thức vô tận của cuộc sống. Bạn có thể gửi bài viết vào mail: admin@ikhampha.com.
Nhấn Like hoặc Share nếu bạn thấy thông tin này hữu ích. Cảm ơn!
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply